Lunar Gateway
Lunar Gateway

Lunar Gateway

Lunar Gateway (gọi đơn giản là Gateway) là một tổ hợp công trình quốc tế được đặt ở bên trong quỹ đạo nguyệt tâm. Gateway đóng vai trò như là một trung tâm liên lạc phần lớn chạy bằng năng lượng Mặt Trời. Ngoài ra, Gateway chứa nhiều phòng thí nghiệm khoa học và các mô-đun cư trú ngắn hạn dành cho phi hành gia của chính phủ, trạm cũng chứa nhiều những chiếc xe tự hành và các con rô-bốt không gian khác. Là một dự án hợp tác đa quốc gia có sự tham gia của bốn cơ quan hàng đầu từ Trạm Vũ trụ ISS bao gồm: NASA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA). Gateway dự kiến sẽ là trạm không gian đầu tiên được đặt ở bên ngoài quỹ đạo tầng thấp của Trái Đất và cũng là trạm vũ trụ đầu tiên quay quanh Mặt Trăng.[4][5]Trước đây được gọi là dự án Deep Space Gateway (DSG) vào năm 2012, sau đó đã được đổi tên thành Lunar Orbital Platform-Gateway (LOP-G) trong một đề xuất vào năm 2018 của NASA để nói về ngân sách của liên bang Hoa Kỳ trong năm 2019.[6][7] Khi ngân sách của NASA được ký kết thành luật vào ngày 15 tháng 2 cùng năm,[8] Quốc hội Hoa Kỳ sau đó cũng đã cam kết cho các nghiên cứu sơ bộ với số tiền lên đến 450 triệu đô la.[8][9]Gateway là một trung tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học đa dạng bao gồm khoa học hành tinh, vật lý thiên văn, quan sát Trái Đất, vật lý tiền Nhật, sinh học vũ trụ cơ bảnsức khoẻ con người.[10] Việc lắp ráp cho trạm dự kiến sẽ bắt đầu vào những năm thập niên 2020.[11][12][13] Đội Điều phối Khám phá và Không gian Quốc tế (ISECG) cùng với 14 cơ quan vũ trụ khác bao gồm cả NASA đã cùng kết luận rằng, các hệ thống của Gateway sẽ là một phương pháp quan trọng để mở rộng cho sự hiện diện của con người lên Mặt Trăng, Sao Hỏa và xa hơn nữa trong Hệ Mặt Trời.[14]Gateway cũng đóng một vai trò quan trọng trong chương trình Artemis của NASA vào năm 2024 và những năm sau đó. Mặc dù dự án đã được đứng đầu bởi NASA, nhưng Gateway cũng được phát triển, lắp ráp, bảo dưỡng và được sử dụng cùng với sự hợp tác của nhiều cơ quan khác nhau như CSA, ESA, JAXA và các đối tác thương mại. Gateway đóng vai trò như là một trung tâm tổ chức các hoạt động thám hiểm bằng robot và phi hành đoàn tại vùng cực nam của Mặt Trăng và cũng là địa điểm được đề xuất cho khái niệm Phương tiện Không gian sâu của NASA để chuyên chở lên sao Hỏa.[15][11][16]

Lunar Gateway

Cận điểm 3.000 km (1.900 mi)[3]
Độ nghiêng quỹ đạo NRHO
Phi hành đoàn 5 (đầy đủ)
Viễn điểm 70.000 km (43.000 mi)
Ngày phóng tháng 11 năm 2024 (1 năm tới) (2024-11)[1]
Tình trạng nhiệm vụ Đang phát triển
Chu kỳ quỹ đạo 7 ngày
Tín hiệu Deep Space Gateway
Tên lửa đẩy Falcon Heavy
SLS Block 1B
Địa điểm phóng Kenedy LC-39
LC-39A
LC-39B
Thể tích khả dụng 125 m3 (4.400 ft khối)[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lunar Gateway http://www.chinaview.cn/2019-07/22/c_138248065.htm http://www.russianspaceweb.com/imp.html http://www.russianspaceweb.com/imp-2017.html http://archive.today/2021.08.08-174641/https://spa... http://archive.today/2020.03.29-105219/https://spa... http://archive.today/2023.06.11-184238/https://spa... http://archive.today/2023.06.12-060511/https://spa... http://archive.today/2020.09.21-184153/https://spa... http://archive.today/2022.01.20-191659/https://spa... https://www.canada.ca/en/space-agency/news/2020/06...